Tin thị trường

Nguồn nước ngày càng suy thoái

1164
Tài nguyên nước ở nước ta đang có xu thế suy thoái do khai thác và sử dụng thiếu bền vững, ngoài ra, các sông nhỏ trong nội đô của các thành phố bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, đến năm 2030, nhu cầu về nước của thế giới sẽ tăng thêm 40% so với hiện tại. Nguồn tài nguyên nước sẽ tiếp tục phải chịu sức ép của các yếu tố như tăng dân số, ô nhiễm môi trường, tình trạng biến đổi khí hậu (nắng nóng, hạn hán, lũ lụt).
Sản phẩm có thể bạn quan tâm
Việt Nam được cảnh báo là quốc gia thiếu nước sạch, hiện tài nguyên nước Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m³/người/năm, ít hơn 400m³/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Thậm chí, đến năm 2025, lượng nước bình quân đầu người Việt Nam chỉ còn một nửa con số này.

Các sông nhỏ trong nội đô của các thành phố bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp.

Tài nguyên nước Việt Nam còn có xu thế suy thoái do khai thác và sử dụng thiếu bền vững, chẳng hạn như việc bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong đê sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Các cửa sông, phân lưu tự nhiên của sông bị bịt kín và các con sông nhỏ trở thành một nhánh của sông chuyên chứa nước mưa, nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ.

Ngoài ra, các sông nhỏ trong nội đô của các thành phố bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Hay việc xây dựng quá nhiều đập dâng thủy lợi và sử dụng hết lượng nước cơ bản, tạo ra khúc sông “khô” dưới đập. Các đập thủy điện tạo ra khúc sông “chết” dưới hạ lưu đập, tàn phá môi trường thủy sinh.

Để ứng phó với những thách thức nêu trên, Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý nguồn nước, coi đây là một nội hàm quan trọng của “Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” và đang triển khai “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020”.

Đồng thời, Việt Nam đã và đang nỗ lực đóng góp trên bình diện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, từ khuôn khổ song phương, tiểu vùng, liên khu vực và toàn cầu; tích cực tham gia các cơ chế hợp tác ASEAN về quản lý nguồn nước, hợp tác APEC về ứng phó với thiên tai, đồng sáng kiến Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nguồn nước giữa các quốc gia ven sông Mekong.

Tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại Pa-ri (Pháp) tháng 12/2015, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách phát triển bền vững, bà Laura Tuck đã cảnh báo: Chỉ tính riêng trong vòng 35 năm tới sẽ có 40% dân số toàn cầu phải sống trong những quốc gia khan hiếm nước sạch, cao hơn nhiều so với 28% hiện nay.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày