Tin thị trường

Quy Trình Sản Xuất Nước Uống Tinh Khiết Biwase

4534
Nước uống tinh khiết  BIWASE được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Singapore, tiệt trùng bằng Ozon và tia cực tím, tinh lọc qua hệ thống R.O, …..

Nước uống tinh khiết  Biwase tại Bình Dương luôn đặt các tiêu chí  về chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình sử lý nước tinh khiết theo thiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008. 

Với tiêu chí không chỉ mang đến một nguồn nước sạch từ thiên nhiên, Nước uống đóng chai Biwase còn là dòng nước tinh khiết tốt nhất cho cơ thể
Sản phẩm có thể bạn quan tâm
I. QUY TRÌNH VỆ SINH:
Trước khi vào khu sản xuất để làm việc, nhân viên bất buộc qua các thao tác sau :

Phòng thay trang phục: Nhân viên có phận sự thay trang phục bảo hộ lao động trước khi vào khâu sản xuất.
Phòng khử trùng: Nhân viên có phận sự khi vào khu vực sản xuất bắt buộc phải qua phòng có hệ thống khử trùng.
Vệ sinh tay: Thực hiện rửa tay theo tiêu chuẩn bắt buộc. Làm khô tay bằng máy hong khô. Mang găng tay, khẩu trang y tế tiệt trùng.
Thực hiện rửa tay theo tiêu chuẩn bắt buộc. Làm khô tay bằng máy hong khô. Mang găng tay, khẩu trang y tế tiệt trùng.

II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT BIWASE

Nước nguồn: Nước giếng, nước sạch.
1. Khử Sắt, Mangan: Tại thiết bị khử sắt, dưới tác dụng của lớp vật liệu lọc cho phép loại bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còn trong nước nguồn. Cũng tại đây nhờ tính năng đặc biệt của hạt Cozoset sẽ tạo vị cho nước. Sau đó sản xuất nước tinh khiết tiếp tục được đưa vào thiết bị khử mùi ( thiết bị lọc bằng than hoạt tính).

2. Thiết bị khử mùi, thiết bị xử lý Cacbon: Khi nước đã được lọc qua thiết bị khử sắt, nước được đưa tới thiết bị khử mùi, tại đây tiếp tục quy trình sản xuất nước tinh khiết đóng chai thiết bị sẽ diễn ra quá trình hấp thụ các chất độc có trong nước đồng thời loại bỏ màu, mùi, vị và các chất oxy hoá, các chất hữu cơ có trong nước là thiết bị tiền xử lý bảo vệ vật liệu cho các thiết bị nối tiếp phía sau.

3. Thiết bị làm mềm nước:
Nước sau khi qua thiết bị xử lý than hoạt tính trong quy trình sản xuất được đưa đến thiết bị xử lý mềm. Tại đây các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg…được giữ lại đồng thời một số các cation khác cũng được giữ lại.

Vật liệu được xử lý sau một chu kỳ hoạt động sản xuất nước tinh khiết sẽ bão hoà và được phục hồi lại trạng thái ban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động. Nước sau khi làm mềm độ cứng < 17mg/lít là cơ sở vận hành màng lọc nước thẩm thấu ngược (RO)

4.  Thiết bị lọc tinh: Khi nước đã được qua thiết bị khử sắt, khử mùi và làm mềm nước, nước tiếp tục được bơm tăng áp 2 hút đưa lên thiết bị lọc tinh, ở cho phép loại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn. Làm giảm độ đục do các cặn gây nên là cơ sở để vận hành quy trình màng lọc thẩm thấu ngược.

5. Thiết bị thẩm thấu ngược:
Khi nước đã được lọc qua quy trình sản xuất bằng thiết bị lọc tinh được đưa lên thiết bị thẩm thấu ngược, đây là thiết bị quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nước thành phẩm.

Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu(được tạo ra bởi bơm cao áp) màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion kim loại có trong nước đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao.

Chất lượng quy trình sản xuất nước tinh khiết Biwase thành phẩm phụ thuộc vào áp xuất thẩm thấu và chất lượng nước sau khi qua các thiết bị tiền xử lý trước RO.

6. Tái diệt khuẩn bằng tia cực tím:
Trong quá trình lưu trữ, nứoc tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trứoc khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn.

Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có)

7. Giai đoạn cuối: Đóng chai
Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm ra hệ thống chiết rót để đóng chai.

III. QUY TRÌNH ĐÓNG CHAI, BÌNH BIWASE

1. Quy trình đóng chai, bình Biwase 19 lít, chai pet

1.1 Chuẩn bị nắp

Nắp được rửa bằng nước thành phẩm qua 03 giai đoạn như :

Giai đoạn 1: Kiểm tra, rửa lần 01 loại bỏ cặn trong quá trình vận chuyển, lần 2 rửa sạch chuyển qua giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: Ngâm nắp đã rửa bằng dung dịch tiệt trùng.
Giai đoạn 3: Kiểm tra 01 lần nữa. Sau đó đưa vào ngăn chứa để chuẩn bị sản xuất.
1.2  Chuẩn bị bình 19 lít ( vòi, NL )
Giai đoạn 1: Vỏ bình 19 lít được đưa vào phòng sơ chế đễ tháo nắp và áo vỏ bình, phân loại bình chia làm 2 loại ( loại 1 là bình co mùi hôi, có vật lạ trong bình, bình bẩn nặng, tem nhãn khác, loại 2 là bình sạch. ) loại 1 được để khu vực riêng và ngăm hóa chất để khử mùi và tiệt trùng, xử lý cho sạch để sản xuất sau, loại 2 được chuyển qua giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: Rửa và tiệt trùng vỏ bình.
Vỏ bình 19 lít được đưa vào máy tự động súc rửa gồm: 1 lần nước thô, 3 lần hoát chất tiệt trùng (LERASEPT FORTE) và 3 nước thành phẩm.

Hóa chất tiệt trùng có tính sát trùng mạnh không để lại mùi, phân hủy nhanh, không ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Giai đoạn 3: Bình được đưa vào máy chiết rót tự động và đóng nắp.
Giai đoạn 4: Bình được đưa ra băng tải, KCS kiểm tra bình lần cuối trước khi ra thành phẩm. Vào kho lưu trữ sau 24h mới ra thị trường.
2. Quy trình đóng chai ( 500, 350, 250 ) ml.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nắp : Nắp được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào ngăn chứa sản xuất.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị chai : Vỏ chai mới được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào băng tải, máy chuyển chai vào súc rửa tự động.
Giai đoạn 3: Chiết nước đóng nắp : Máy tự động chuyển chai vào súc rửa bằng nước thành phẩm, chai được đưa qua chiết nước thành phẩm và đóng nắp tự động.
KCS kiểm tra chất lượng chai đóng nắp ra băng tải. Chai được lồng nhãn thân và  đầu, chuyền qua máy in hạn sử dụng lên chai và chuyển tự động qua máy rút màng co, đóng thùng ra thành phẩm. Vào kho lưu trữ sau 24h mới ra thị trường.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày