Tin thị trường

TP.HCM: Sawaco kiến nghị tăng giá bán lẻ nước sạch

1129
Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) trong đó có đề xuất tăng giá bán lẻ nước sinh hoạt giai đoạn 2019 - 2022.
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong về các kiến nghị của Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) trong đó có đề xuất tăng giá bán lẻ nước sinh hoạt giai đoạn 2019 - 2022.
Sản phẩm có thể bạn quan tâm
Trước đó Sawaco trình Sở Tài chính kiến nghị về việc cho phép tăng giá bán lẻ nước sạch. Trong văn bản này, Sawaco cho biết giá nước từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh khiến tình hình tài chính của tổng công ty bị ảnh hưởng khi phải đảm bảo, duy trì tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện “nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội”.

Sawaco cho hay chi phí mua sỉ nước sạch từ các nhà máy nước tăng hằng năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh nước sạch (chiếm 42%). Để bù đắp chi phí tăng cao do trượt giá, các đối tác của Sawaco đều yêu cầu lộ trình giá mua bán sỉ nước sạch tăng định kỳ hằng năm hoặc hai năm. Cụ thể như Công ty cổ phần BOO nước Thủ Đức giá nước sạch tăng 5%; Công ty cổ phần cấp nước Kênh Đông tăng 6 năm đầu, mỗi năm tăng 5%, Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn tăng 5%... Từ 2016 - 2018, chi phí mua sỉ nước sạch từ các nhà máy nước xã hội hóa tăng bình quân 252 tỉ đồng/năm.

Trước tình hình trên, Sawaco kiến nghị UBND TP chấp thuận nguyên tắc việc tăng giá mua bán sỉ nước sạch phải gắn liền với việc điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch cho người tiêu dùng. Khi giá bán lẻ được điều chỉnh thì hai bên sẽ thương thảo mua bán sỉ nước sạch. Đồng thời, Sawaco kiến nghị TP chấp thuận cho đàm phán lại sản lượng và đơn giá mua sỉ nước sạch với các nhà máy xã hội hóa theo khả năng tiêu thụ. Điều này để phát huy khả năng của các nhà máy của Sawaco nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước.

Trước kiến nghị của Sawaco, Chủ tịch UBND TP giao Sở Tư pháp thẩm định phương án giá nước sinh hoạt giai đoạn 2019 - 2022 của Sawaco trình Thường trực UBND TP.

Một khó khăn nữa mà Sawaco nêu ra là vướng mắc trong hợp đồng mua bán sỉ nước với các chi nhánh cấp nước của Sawaco sau này trở thành công ty cổ phần, cụ thể là với công ty cổ phần cấp nước Gia Định, Thủ Đức. Hai công ty này không ký kết hợp đồng (Thủ Đức từ năm 2017 đến nay, Gia Định từ 2018 đến nay) với Sawaco vì lý do phía đại diện góp vốn của hai công ty là Công ty cơ điện lạnh REE đã vận dụng khoản 2 điều 162 luật Doanh nghiệp. Theo đó, người đại diện vốn của Sawaco ở hai công ty này không có quyền biểu quyết đối với hợp đồng mua bán sỉ nước sạch mà quyền quyết định ở các cổ đông bên ngoài. Do không đủ phiếu tán thành nên chưa thể thống nhất giá mua bán nước sạch giữa Sawaco và hai công ty nói trên.

Trước tình hình nói trên, Sawaco đã tổ chức nhiều buổi đối thoại, gặp gỡ các cổ đông lớn, nhưng hợp đồng từ năm 2017 đến nay vẫn chưa được ký kết, dù Sawaco vẫn phải đảm bảo cấp nước ở hai khu vực này. Việc không ký kết được hợp đồng đã gây thiệt hại lớn cho Sawaco - một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Từ đó Sawaco kiến nghị UBND TP chỉ đạo Sở Tài chính xem xét tổ chức hiệp thương giá theo quy định pháp luật. Trong trường hợp không giải quyết được, cho phép người đại diện góp vốn của Sawaco tại hai công ty nói trên ký kết hợp đồng để việc cấp nước theo đúng quy định.

Về kiến nghị này, Chủ tịch UBND TP giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở ngành liên quan làm việc với Sawaco, đề xuất phương án giải quyết.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày
Không tìm thấy bài viết