Tin thị trường

Trở về với Phú Nhuận thời xưa, thuở sơ khai

794
Thuở mới khẩn hoang, có ít đường bộ, phương tiện giao thông chủ yếu của Phú Nhuận là ghe thuyền trên kênh rạch. Cắt ngang góc phía nam Phú Nhuận có một con kênh đào ăи từ rạch Thị Nghè (cạnh cầu Công Lý hiện nay) đến kênh Nhiêu Lộc. Đây là đường giao thông tiện lợi nhất thời đó, nối liền Phú Nhuận với Tân Sơn Nhất. Hiện kênh này đã lấp, chỉ còn тêɴ gọi Xóm Kinh.
Ở bản đồ Trần Văn Học vẽ năm 1815, đường giao thông bộ lúc bấy giờ là một con đường lớn đi từ khoảng trung tâm thành Gia Định qua cầu Chợ Mới (tức cầu Xóm Kiệu), xuyên suốt đất Phú Nhuận từ nam chí bắc lên Gò Vấp và từ đó có đường lên Hóc Môn hoặc trở về đất Hộ (Đa Kao). Ngoài ra, trong bản đồ Trần Văи Học còn có khá nhiều lộ nhỏ liên lạc chằng chịt khắp đất Phú Nhuận. Đáng kể hơn cả là con lộ xuyên qua toàn thôn từ đông sang tây (Bình Hòa – Tân Sơn Nhất).

Đường cái quan thứ nhất qua Phú Nhuận nay là đường Hai Bà Trưng – Phan Đình Phùng – Nguyễn Kiệm và đường cái quan thứ hai qua Phú Nhuận nay là Phan Đăиg Lưu – Hoàng Văn Thụ.

Ngã tư Phú Nhuận là nơi liên lạc giao thông tấp nập nhất lúc bấy giờ tại vùng đất này.

Về đường tнủʏ, Phú Nhuận có rạch Thị Nghè đi suốt phía nam và rạch Miễu (mương ông Tiêu) đi suốt phía đông, làm cho đất Phú Nhuận vừa có đường thoát úng vừa có tнủʏ lộ tốt.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày