Tin thị trường

Chùa Vĩnh Nghiêm: Di tích lịch sử văn hóa Quận 3

2395
Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa lớn tọa lạc trong một khuôn viên khá rộng (6.000 m²) tại số 339, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có kiến trúc cổ truyền nhưng được xây dựng bằng chất liệu hiện đại. Công trình cao nhất trong chùa là ngọn tháp 7 tầng, cao 40 m, nổi bật từ xa. Chùa có một cửa tam quan lớn dẫn vào sân, từ đây có thể thấy ngôi chùa có một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt có hai phần: phần ngoài, dưới sân thượng, cao 3,20 m; phần trong, dưới phật điện cao 4,20 m. Tầng trệt được chia là nhà thờ tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, lớp học, phòng học, phòng tăng...
Chùa Vĩnh Nghiêm ngày này
Chùa được khởi công năm 1964 tại khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ. Trong quá trình thi công, phải đổ thêm 40.000 m³ đất lấp sình lầy. Công trình được hoàn thành về cơ bản vào năm 1971, gồm Phật điện, Bảo tháp và cơ sở văn hóa xã hội. Tiền xây dựng được lấy từ đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni và Phật tử, chủ yếu có nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam. Năm 1982, chùa xây thêm Bảo tháp Xá Lợi Cộng Đồng, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu khá độc đáo. Có các cầu thang từ sân dẫn lên tháp. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người chết mà thân nhân của họ giữ ở chùa. Tháp Đá gồm 7 tầng cao 14 m của chùa được hoàn thành vào ngày 27 tháng 12 năm 2003, được coi là tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam.
Hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838-1936), cố Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày
Không tìm thấy bài viết