Tin thị trường

Thông tin thú vị về 10 tuyến đường ai cũng biết tại Quận Gò Vấp!

3090
1/ Đường Nguyễn Oanh – Ông Nguyễn Oanh là 1 thợ giày quê ở Gia Lâm, Hà Nội ngày nay, ông vô Saigon tham gia hội làm giày và tham gia kháng chiến, ông sinh năm 1902- mất năm 1959, ông Nguyễn Oanh tuổi Nhâm Dần, mệnh kim bạch kim.

2/ Đường Nguyễn Văn Lượng – Ông mất năm 1948 quê ở Gò Vấp, từng làm công nhân nhà máy Ba Son và tham gia cách mạng năm 1936, ông mất tại Quới Xuân, từng là trưởng công an tỉnh Gia Định. Ông Lượng mất năm 1948 – Mậu Tý.

3/ Đường Quang Trung – vua Tây Sơn, ông Nguyễn Huệ 1753 – 1792, ông Nguyễn Huệ mệnh kiếm phong kim, vợ của ông là công chúa Lê Ngọc Hân, bà là chị em cùng cha khác mẹ với công chúa Lê Ngọc Bình, Lê Ngọc Bình là con dâu của Vua Quang Trung. Sau này bà Lê Ngọc Bình trở thành vợ của vua Gia Long, đây là  công chúa con vua Lê Hiển Tông lấy 2 đời vua thuộc 2 triều đại khác nhau.

4/ Đường Phan Văn Trị - ông sinh năm 1830, mệnh tùng bách mộc, thọ 80 tuổi. Ông quê ở Bến Tre 71, đỗ cử nhân thời vua Tự Đức nhưng không ra làm quan, sau một thời gian tham gia cách mạng ở Vĩnh Long ông về Huyện Phong Điền, Cần Thơ dạy học, làm thơ, giao du với ông Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa cùng nhau làm thơ.
 
Sản phẩm có thể bạn quan tâm
5/ Đường Nguyễn Kiệm 1916 – 1951, ông mệnh thổ, sa trung thổ,  tham gia cách mạng và làm cán bộ từ năm 1938, trong phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Sài Gòn ông bị bắt và bị sát hại năm 1951. 

6/ Đường Nguyễn Thái Sơn – Trên địa bàn phường 3,4,5,7 quận Gò Vấp. ông sinh năm 1928 mất năm 1970, bí danh là Bảy Bình, quê ở Thái Bình 17, tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi, ông từng làm bí thư tỉnh ủy Cần Thơ. Bị bắn trên đường đi công tác.

7/ Đường Phạm Văn Đồng – Phường 3 – ông Phạm Văn Đồng quê ở Quảng Ngãi 76, sinh năm 1906 mệnh thiên hà thủy, ông mất năm 2000, từng giữ chức thủ tướng, chủ tịch hội đồng bộ trưởng, nghỉ hưu năm 1987.

8/ Đường Lê Đức Thọ - trải dài trên các phường 5,9,11,12,13,14,15,16,17 – Ông tên thật là Phan Đình Khải (1911 – 1990) – ông bị đày đi Côn Đảo năm 1931, sau ông được thả về và ông bị bắt tiếp bị đày ở nhà tù Sơn La, ông tham gia rất nhiều vai trò trong bộ chính trị, đặc biệt ông từng được tặng giải thưởng Nobel vì hòa bình nhưng ông không nhận vì lúc đó chiến tranh chưa thực sự chấm dứt.

9/ Đường Dương Quảng Hàm tại Phường 5, 6 – Ông là nhà giáo sinh năm 1898 mất năm 1946, ông cũng là nhà nghiên cứu văn học, quê Hưng Yên, tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Hà Nội, ông đã xuất bản nhiều tác phẩm giá trị như Việt Nam Văn Học sử yếu, v.v

10/ Đường Phạm Huy Thông – phường 6, 17 – Ông là nhà thơ, giáo sư đại học tốt nghiệp tiến sĩ luật tại Pháp. ông isnh năm 1916 mất năm 1988 quê ông ở Hưng Yên 89, ông tham gia cách mạng trên mặt trân văn hóa, văn nghệ và khoa học.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày