Thông tin địa danh

Giới thiệu về Xã Tam Hiệp, Huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội

719
Tam Hiệp là xã thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Nơi đây vốn là một làng cổ có đông dân cư ở bên bờ sông Đáy từ thuở đầu công nguyên. Nằm gần cửa Hát Môn − nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, nên những dấu ấn văn hóa và lịch sử vẫn còn đậm nét trên vùng đất này.
Sản phẩm có thể bạn quan tâm
Đúng như tên gọi xưa là Binh Hợp (nơi tụ hợp binh sĩ), Tam Hiệp đã từng được sử sách nhắc tới trong những trận giao tranh quyền lực giữa các triều đại Lý − Trần hay Lê − Mạc. Trong kháng chiến trường kỳ, nơi đây cũng là một xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Còn trong thời bình, Tam Hiệp đã vươn lên phát triển kinh tế với làng nghề may truyền thống được thành phố công nhận.

Khởi đầu từ những năm bao cấp khó khăn, người dân thôn Thượng Hiệp đã âm thầm khâu vá từng cái yếm dãi hay dải rút đem đi bán. Bước sang thời kỳ Đổi Mới, nghề may nhanh chóng được mở rộng với nhiều mặt hàng quần áo và thú nhồi bông; đưa Tam Hiệp trở thành một trong những làng nghề trẻ nhất của tỉnh Hà Tây cũ và phát triển bậc nhất trong huyện Phúc Thọ. Song hành với nghề mới thì những giá trị xưa cũ ở đây vẫn được bảo tồn, như nghề làm cà dầm tương ở Hòa Thôn và nghề làm bánh đúc ở làng Đại Điền. Toàn xã cũng có 06 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và 03 di tích cấp tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, nhiều thế hệ danh nhân Tam Hiệp cũng có những đóng góp cho quê hương, đất nước ở các lĩnh vực từ chính trị, quân sự cho tới khoa cử, nghệ thuật.

Với vị trí địa lý thuận tiện bên quốc lộ 32, Tam Hiệp là xã có nhiều lợi thế và tiềm năng. Dẫu vậy, tại đây vẫn còn một số vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý đất đai, môi trường và nước sạch. Do đó, cụm công nghiệp Tam Hiệp khởi công vào đầu năm 2024 được kỳ vọng sẽ mang tới thêm những sự thay đổi − đưa các cơ sở sản xuất ra xa khu dân cư, giảm tải ô nhiễm môi trường và tạo động lực phát triển chung cho toàn xã.

am Hiệp là xã đồng bằng ở phía đông nam huyện, cách trung tâm Thủ đô khoảng 25 km về phía tây. Xã có đường quốc lộ 32 đi qua đê sông Đáy (còn gọi là đê Quai Chè với tổng diện tích tự nhiên 564,93 ha. Tam Hiệp tiếp giáp với 07 xã là: Ngọc Tảo, Tam Thuấn, Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ), Phương Đình, Đồng Tháp (huyện Đan Phượng), Canh Nậu và Hương Ngải (huyện Thạch Thất).

Bên cạnh sông Đáy ở phía đông, xã Tam Hiệp còn có kênh Cẩm Đình − Hiệp Thuận ở phía bắc, làm nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng.[4] Ngoài ra, một đoạn sông đào dẫn thủy nhập điền từ thời Pháp thuộc cũng chảy qua xã ở phía tây nam, được gọi là kênh Tây Ninh. Nền địa chất của Tam Hiệp tương tự như phần lớn diện tích thành phố Hà Nội. Nằm trên trầm tích hệ tầng Thái Bình thuộc kỷ Đệ Tứ nên đất ở đây có các đặc trưng như: bột sét màu xám hay nâu gụ, bột cát màu nâu đỏ và than bùn màu đen. Điểm đáng lưu ý về Tam Hiệp là hàm lượng đồng và nickel cao ở mức ô nhiễm. Điều này có thể đến từ việc tích tụ tự nhiên, vị trí gần mỏ sulfua hay do hoạt động kỹ thuật. Về khí hậu và thời tiết thì xã Tam Hiệp cũng giống như huyện Phúc Thọ, có mùa hè nắng nóng, mưa nhiều; trong khi mùa đông lạnh và hanh khô. Nhiệt độ trung bình năm ở đây là 23 độ C, độ ẩm tương đối đạt 88% và có khoảng 1.000–1.200 giờ nắng mỗi năm.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày