Thông tin địa danh

UBND Phường 3 Quận Phú Nhuận: 178/19 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận

2260
  • Tên đơn vị: UBND Phường 3 Quận Phú Nhuận:
  • Điện thoại: (028) 3995 2373
  • Giờ làm việc: 7:30 - 17:00 (Chủ Nhật nghỉ)
  • Địa chỉ: 178/19 Phan Đăng Lưu, phường 3, Quận Phú Nhuận
- THÔNG TIN:
+ Địa chỉ: 178/19 Phan Đăng Lưu, phường 3, Quận Phú Nhuận
+ Số điện thoại liên hệ: (028) 3.9952.373
+ Email: p3.phunhuan@tphcm.gov.vn

- Giới thiệu địa giới hành chính. Các đặc điểm, đặc trưng trên địa bàn

I. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Phường 3 có vị trí nằm ở phía đông bắc của Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, được bao bọc bởi các tuyến đường Phan Đăng Lưu, Nguyễn Kiệm, Thích Quảng Đức, Phùng
Văn Cung, Nguyễn Đình Chiểu. Phường 3 có vị trí tiếp giáp với các phường thuộc quận như: Phía đông giáp với phường 5; Phía tây giáp với phường 9; Phía nam giáp với phường 1, 2 và Phía bắc giáp với phường 4. Phường 3 chính thức được thành lập tháng 5 năm 1976, theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của ủy ban nhân dân cách mạng thành phố sài gòn - gia định về việc sắp xếp các tổ chức hành chánh thành phố sài gòn - gia định. Phường có diện tích tự nhiên là 18,49 ha, là một trong những phường có diện tích nhỏ của quận phú nhuận. Từ khi thành lập, hoạt động, phát triển và củng cố đến nay, phường có 3 khu phố và 48 tổ dân phố.

Khu phố 1 với diện tích 5,796 ha, được giới hạn bởi các tuyến đường chính như Nguyễn
Kiệm, Nguyễn Đình Chiểu. Khu phố 1 có 875 hộ với 3.066 nhân khẩu được chia làm 16 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 1 đến tổ 16.
Khu phố 2 với diện tích 5,31 ha, được giới hạn bởi các tuyến đường chính như Phan Xích Long, Nguyễn Đình Chiểu, Thích Quảng Đức. Khu phố 2 có 691 hộ với 2.395 nhân khẩu được chia làm 16 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 18 đến tổ 31 và các tổ 39, 40. Khu phố 3 có diện tích 7,384 ha, được giới hạn các tuyến đường chính như Phan Đăng
Lưu, Phan Xích Long. Khu phố 3 có 842 hộ với 2.959 nhân khẩu được chia làm 16 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 32 đến tổ 38, từ tổ 41 đến tổ 48 và tổ 17.

Giao thông:
Trước giải phóng, phường nằm ở khu vực ngoại thành của thành phố, bên cạnh 2 tuyến đường lớn là đường Nguyễn Kiệm và đường Phan Đăng Lưu, các tuyến đường giao thông trong các hẻm nhỏ, chủ yếu là đường đất, không có hệ thống thoát nước,  thường lầy lội vào mùa mưa. Sau giải phóng, được sự quan tâm đầu tư của thành phố và quận, một số tuyến đường liên phường được mở rộng như nguyễn đình chiểu, Phan Xích Long, Thích Quảng Đức… đồng thời, với sự nỗ lực của chi bộ, đảng bộ và
nhân dân phường đã thực hiện xây dựng các công trình giao thông, các hẻm lớn, nhỏ được lắp đặt hệ thống thoát nước, bê tông hóa đã đáp ứng yêu cầu đi lại, vận chuyển và buôn bán của người dân.

Đường Phan Đăng Lưu, trước giải phóng được mang tên là đại lộ chi lăng, sau giải phóng được mang tên là đường Phan Đăng Lưu, đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,7 km.

Đường Nguyễn Kiệm, trước giải phóng tên gọi Võ Di Nguy, sau giải phóng được mang tên đường Nguyễn Kiệm, đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,5 km.

Đường Phan Xích Long trước giải phóng được mang tên là đường thái lập thành, đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,3 km.

Đường Thích Quảng Đức trước giải phóng được mang tên là đường Nguyễn Huệ, đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,2 km.
Đường Phùng Văn Cung trước đây là cống suối đen, đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,2 km.
Đường Nguyễn Đình Chiểu có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,4 km. 

Khí hậu:
Phường nằm trong khu vực miền đông nam bộ nên mang khí hậu đặc trưng vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có tính chất nóng, ẩm, nhiệt độ tương đối cao và quanh năm không bị ảnh hưởng của bão, lũ. Thời tiết được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.100mm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 11, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm.
II. Đặc điểm dân cư, xã hội

Dân cư:

Trước những năm 30 của thế kỷ 20, phường 3 là một vùng hoang vu với nhiều ao hồ, đất đai chưa khai phá, dân cư thưa thớt, người dân sống tập trung ở các trục lộ chính. Qua quá trình hình thành và phát triển dân cư ngày càng đông đúc. Đa số người dân từ các nơi đến lập nghiệp, dựng nhà, cửa, làm ăn sinh sống. Từ những năm 1954 - 1975, do chính sách đàn áp của mỹ - ngụy, nhiều gia đình là cơ sở cách mạng đã chuyển đến khu vực này để tránh sự bắt bớ của địch, một bộ phận khác cũng do những năm tháng chiến tranh ác liệt đã rời bỏ làng mạc, quê hương xứ sở đến đây làm ăn sinh sống. Sau giải phóng, nhân dân phần nhiều là lao động phổ thông và buôn bán nhỏ dọc theo các tuyến đường Phan Đăng Lưu và Nguyễn Kiệm...

Cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả. Từ năm 1986 đến nay, với những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước ta trên các lĩnh vực, nhất là đẩy mạnh phát triển kinh tế để nâng cao cuộc sống nhân dân. Qua đó, chất lượng cuộc sống của nhân dân phường được nâng lên cả vật chất và tinh thần.

Khi mới thành lập phường 3 có tổng số dân khoảng 1.800 nhân khẩu. Đến năm 2001, có 1.958 hộ, 8.909 nhân khẩu. Năm 2009, có 2.009 hộ, dân số 8.383 nhân khẩu. Năm 2023, có 2.408 hộ, dân số 8.420 nhân khẩu Mật độ dân số trung bình khoảng 45.000 người/km2. 

Dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo:
Trên địa bàn phường 3 có các dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc kinh, với 9.406 nhân khẩu chiếm đa số dân trên địa bàn (98,1% tổng số dân), ngoài ra còn có 183 nhân khẩu dân tộc hoa và một số ít là các dân tộc khác.

Đa số người dân của phường theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chỉ có một số người dân theo các tôn giáo khác nhau như: phật giáo, thiên chúa, tin lành… (trong đó phật giáo có 247 người, thiên chúa có 884 người, tin lành có 121 người, các tôn giáo khác có 61 người).

Phường không có các cơ sở tôn giáo lớn, chỉ có một họ đạo trực thuộc nhà thờ phát diệm, một ngôi chùa kỳ viên (số 440/71 Nguyễn Kiệm) và văn phòng giáo hội cơ đốc phục lâm việt nam (số 224 Phan Đăng Lưu).
Nhìn chung, người dân dù có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau nhưng đều chấp hành tốt chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, cùng nhau đóng góp, xây dựng quê hương theo phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Giáo dục, y tế:
Ngay từ ngày thành lập, công tác văn hóa, giáo dục được quan tâm hàng đầu, phường đã thành lập các trường mầm non và trường phổ thông cấp I, II, như: 
Trường phổ thông cấp I, II sông lô được thành lập từ ngày 04/7/1979 theo quyết định số 377/UB-qđ của ủy ban nhân dân Quận Phú Nhuận. Quá trình hình thành và phát triển được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn từ 1979 – 1989, trường mang tên trường phổ thông cấp I, II sông lô; giai đoạn từ 1989 đến nay, trường mang tên trường tiểu học sông lô. Từ năm 1994, cơ sở vật chất đã từng bước được hoàn thiện, trường bắt đầu mở các lớp bán trú và đã thu hút đông đảo học sinh đến học tập. Đến năm 1996, thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo thành phố hồ chí minh và phòng giáo dục và đào tạo quận phú nhuận, trường tiến hành giảng dạy chương trình hai buổi/ngày đối với 100% số học sinh, tạo điều kiện cho học sinh toàn trường được tham gia học tập các môn năng khiếu. Tháng 4 năm 2013, trường chính thức được khởi công xây dựng mới, cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục cho trường, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu dạy và học của thầy và trò cùng toàn thể nhân dân trong địa bàn. Hiện nay, trường tiểu học sông lô ở địa chỉ tại 413 Phan Xích Long.

Trường mẫu giáo được thành lập từ năm 1978 với quyết định số 03/qđ-ub của ủy ban nhân dân quận phú nhuận thành lập với tên gọi trường mẫu giáo bán trú phường 3. Đồng thời, năm 1986 nhà trẻ hương sen 3 được thành lập. Đến tháng 9 năm 2000, nhà trẻ hương sen 3 và trường mẫu giáo bán trú phường 3 được sáp nhập thành lập trường mầm non sơn ca 3. Hiện nay, trường mầm non sơn ca 3 có 02 cơ sở tại địa chỉ 524 Phan Xích Long và 440a Nguyễn Kiệm. 

Y tế: trạm y tế của phường được xây dựng ngay từ những ngày đầu giải phóng. Từ một cơ sở nhỏ nằm trong hẻm, trạm y tế phường được ông Nguyễn Văn Giai hiến đất mở rộng diện tích ra mặt tiền tại số 387 Phan Xích Long. Hoạt động của trạm y tế phường luôn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là công tác tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình và sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày