Cứ đến ngày tết cổ truyền, những đứa con xa quê lại tất bật về bên gia đình, tận hưởng những thời khắc quan trọng dưới mái nhà thân yêu cùng người thân; vì thế mâm cỗ đoàn viên trong ngày tết âm lịch rất quan trọng ở mỗi gia đình. Ở ba miền đất nước, những món ăn trong mâm cỗ đón tết hẳn có nhiều điểm chung nhưng cũng có nét khác biệt. Mời bạn tìm hiểu món cơm rượu đặc sản của ba miền ngày tết âm lịch nhé!

Cơm rượu - món ăn đặc sản trong dịp lễ tết của người Việt được ông bà xưa truyền lại qua những nét đặc trưng riêng về khẩu vị của từng miền. Cơm rượu khá phổ biến và dường như không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ (tết diệt sâu bọ), ngoài ra còn xuất hiện trên mâm cỗ đêm giao thừa, trong những ngày tết âm lịch. Cơm rượu là món ăn dễ làm, dễ thưởng thức và thời gian bảo quản lâu nên được nhiều người Việt ưa chuộng, thường xuyên thưởng thức.
Tuy nhiên, không phải món cơm rượu ở vùng miền nào cũng giống nhau, vì thế hãy cùng tìm hiểu hương vị đặc sản cơm rượu ngày tết âm lịch - xuân 2015 ở ba miền Bắc - Trung - Nam nhé!
1. CƠM RƯỢU MIỀN BẮC
Cơm rượu miền Bắc, còn gọi là rượu nếp, thường dùng gạo lức hoặc gạo nếp cẩm, nhưng gạo nếp cẩm được sử dụng phổ biến hơn hẳn. Cơm rượu miền Bắc có vị bùi của gạo, ngọt thanh, hơi cay của rượu và thơm mùi lá chuối.
Gạo nếp cẩm là nguyên liệu chính cho món cơm rượu miền Bắc
Cơm rượu nếp cẩm miền Bắc trong tết âm lịch
Cơm rượu này thường có những màu sẫm từ gạo lức giúp cơm rượu gạo nếp cẩm trông rất bắt mắt trong mâm cỗ ngày tết âm lịch. Trong đó, nét đặc trưng của cơm rượu miền này là các hạt gạo không có độ dính kết cao, các hạt bung rời, khô hạt.
Chén cơm rượu, chè chuối nồng ngày tết âm lịch
Với người dân các tỉnh Bắc Bộ, quá trình làm cơm rượu mất khoảng 2 ngày. Gạo được xay và nấu thành cơm, được đổ ra rá và dàn trải đều để các hạt cơm rời nhau. Men rượu được giã và rây nhuyễn cho mịn, trộn đều với nếp. Sau đó, cơm nếp cẩm này được ủ với men rượu . Cơm và men cùng hòa quyện vào nhau trong lớp lá chuối khoảng 2 ngày. Khi ấy, món cơm rượu đã ngấu, dừ, từng hạt nếp căng mọng từng giọt rượu.

Từng hạt cơm rượu giòn bùi thanh thanh vị rượu
Không chỉ dịp tết âm lịch, mà những dịp lễ hội khác hay ngày thường, người miền Bắc vẫn thường làm sẵn ít cơm rượu, dùng như món tráng miệng thay cho chén chè, dĩa trái cây. Trong ngày tết âm lịch 2015 này, nếu có dịp đến các tỉnh miền Bắc, bạn hãy thử món đặc sản cơm rượu nếp cẩm - món đặc sản đặc trưng của người Việt qua bao mùa tết nhé!
2. CƠM RƯỢU MIỀN TRUNG
Trong mâm cỗ của người dân miền Trung vào những ngày tết âm lịch vẫn thường có sự xuất hiện của món cơm rượu. Cơm rượu miền Trung được ép thành từng khối, có hình dáng vuông vức và được chế biến theo phương pháp lên men cổ truyền khá tỉ mỉ và phức tạp.

Món cơm rượu vuông vức từng viên
Hạt nếp tròn, trắng đục làm nên cơm rượu miền Trung tết âm lịch
Cơm rượu được làm từ cơm nếp truyền thống với loại nếp ngỗng cũ trắng đục. Nếp được vo sạch, rồi ngâm nước trong 8 giờ, sau đó được đem hấp trong một khoảng thời gian nhất định và phải qua 2 lần hấp để hạt nếp chín hoàn toàn. Món cơm rượu miền Trung khá giống xôi nếp.
Viên cơm rượu ngất ngây lòng người
Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản nhất là cơm rượu được rắc đều men và cuộn trong lá chuối. Sau đó bóc lớp lá ra và ủ trong rá trong một ngày và khi dùng thì thêm nước rượu được hứng khi ủ men. Một dung lá sẽ gói 3 viên và được ăn kèm cùng xôi vò. Do đó, món cơm rượu này giúp mọi người no bụng ngày tết âm lịch và cùng say hơi men rượu nồng.
Chè rượu nếp trắng bên dĩa xôi vò vàng ươm
Hầu hết các gia đình miền Trung đều ủ cơm rượu để thưởng thức trong ngày tết âm lịch đấy! Hương vị thơm ngon của cơm rượu sẽ giúp cho mỗi người cảm nhận cay nhè nhẹ nơi đầu lưỡi, đủ để mọi người thấy ấm bụng và say men thơm lừng.
3. CƠM RƯỢU MIỀN NAM
Nếu như ở miền Bắc cơm rượu thường rời hạt, miền Trung có được ép thành từng miếng vuông thì ở miền Nam, cơm rượu được vo chặt thành từng viên tròn. Ẩm thực miền Nam có tính đa dạng trong hương vị nhưng được thống nhất bởi vị ngọt, do vậy cơm rượu miền Nam luôn có vị ngọt dịu bên vị cay cay của rượu.
Những viên cơm rượu tròn đều
Khi làm cơm rượu nếp, người dân Nam bộ thường kết hợp hài hòa giữa xôi nếp và bánh men trong quá trình ủ. Nếp cái (nếp lức, nếp lật) được sử dụng nhiều khi làm cơm rượu, chỉ xay tróc vỏ trấu mà không cần phải giã lớp cám bao quanh hạt gạo. Vì thế, cơm rượu nếp miền Nam thường trắng đục hoặc có chút vàng như màu hoa ngâu.
.jpg)
Bộ đôi cơm rượu và xôi vò
Hơn nữa, ở 1 số tỉnh miền Tây, nếp gấc đỏ cũng được dùng để chế biến món đặc sản ngày tết âm lịch này để tạo màu sắc, vị ngọt đậm đà và tăng thêm lượng giá trị dinh dưỡng cao.
Món cơm rượu miền Nam ăn kèm chè trôi nước
Mùi men cơm rượu miền Nam tỏa ra rất thơm, viên cơm mềm, nước rượu tiết ra chất ngọt và cay nồng vừa đủ để bạn thích thú thưởng thức món đặc sản trong các dịp lễ tết.
Cơm rượu ngày tết âm lịch cho cả nhà
Cơm rượu không chỉ là món ăn truyền thống trong mâm cỗ đoàn viên ngày tết âm lịch của hầu hết mọi nhà, mà nó còn là món chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khỏe. Cơm rượu có thể làm ấm cơ thể, trừ đàm, tốt cho tim mạch, kích thích tiêu hóa, chữa các chứng nóng lạnh khi đau bụng và thăng khí giúp tinh thần phấn chấn, vui vẻ.
Mâm cơm gia đình trong ngày tết âm lịch