STT | Bến Cát (Thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng và Dầu Tiếng): 10 giáo xứ |
1 | Bến Cát (Thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng và Dầu Tiếng): 10 giáo xứ |
2 | Giáo xứ Bến Cát - Phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương |
3 | Giáo xứ Cây Trường - Xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương |
4 | Giáo xứ Dầu Tiếng - Thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương |
5 | Giáo xứ Hưng Hòa - Xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương |
6 | Giáo xứ Lai Khê - Xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương |
7 | Giáo xứ Lai Uyên - Thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương |
8 | Giáo xứ Rạch Kiến - Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương |
9 | Giáo xứ Tân Châu - Xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương |
10 | Giáo xứ Thị Tính - Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương |
Giám mục quản lý giáo phận từ năm 2012 là Giuse Nguyễn Tấn Tước.
Lịch sử giáo phận ghi nhận lần đầu với ghi chép của linh mục Adrien Launay "Tại Lai-thiu (Lái Thiêu), năm 1747 có 400 giáo hữu". Khoảng 40 năm sau, tháng 7 năm 1789, Giám mục Bá Đa Lộc chuyển Chủng viện ở Chantaburi (Thái Lan) về Lái Thiêu (chừng 40 chủng sinh) và cử thừa sai Boisserand làm giám đốc. Sự kiện này có thể xem như ở vùng địa phận Phú Cường thời bấy giờ đã có nhiều họ đạo thuộc Giáo phận Đàng Trong. Sau gần 100 năm phát triển, vùng Phú Cường đã thành lập nhiều cơ sở, giáo xứ như Lái Thiêu, Búng, Tân Quy, Tha La, Brơ-Lam… thuộc Giáo phận Tây Đàng Trong.
Ngày 14 tháng 10 năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI ra Sắc chỉ "In Animo Nostro", cắt năm tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa và Tây Ninh thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn để thành lập Giáo phận mới Phú Cường và đặt Giám mục Giuse Phạm Văn Thiên làm giám mục tiên khởi.