1. Hệ thống van, ống dẫn gas bị hư hỏng hoặc lắp đặt sai cách
-
Gioăng cao su van bình gas bị lão hóa, nứt vỡ.
-
Ống dẫn gas bị rạn nứt, chuột cắn, hoặc gập gãy.
-
Kẹp ống gas không siết chặt gây hở.
-
Lắp đặt van điều áp không đúng kỹ thuật.
2. Thiết bị bếp gas bị hư hỏng hoặc rò rỉ
-
Bếp gas cũ, lâu ngày không bảo trì.
-
Van khóa gas bị lỏng hoặc nứt.
-
Họng đốt hoặc ống dẫn gas trong bếp rỉ sét, thủng.
3. Sử dụng bình gas giả, kém chất lượng hoặc sang chiết trái phép
-
Bình gas không rõ nguồn gốc dễ bị rò rỉ do van kém chất lượng.
-
Gas bị sang chiết thủ công không đảm bảo kỹ thuật, gây mất an toàn.
4. Không tắt gas sau khi sử dụng hoặc quên khóa van
-
Nhiều người quên khóa van gas sau khi nấu ăn.
-
Khi van chưa được khóa, gas thoát ra ngoài gây tích tụ trong không gian kín.
5. Rò rỉ xảy ra nhưng không phát hiện kịp thời
-
Thiếu thiết bị cảnh báo rò rỉ gas.
-
Không nhận biết mùi gas hoặc chủ quan bỏ qua dấu hiệu rò rỉ.
6. Bật lửa, công tắc điện, điện thoại khi có rò rỉ gas
-
Khi khí gas đã tích tụ trong phòng, chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng đủ gây nổ.
-
Việc bật quạt, đèn, điện thoại di động trong môi trường có rò rỉ gas rất nguy hiểm.
7. Không gian bếp kín, thiếu thông gió
-
Gas rò rỉ không thể thoát ra ngoài dễ dẫn đến tích tụ và nguy cơ cháy nổ cao.