Tin thị trường

Bố mẹ nên pha sữa cho con bằng nước gì?

1777
​Việc sử dụng nước ăn uống loại nào cho trẻ, đặc biệt là trẻ mới sinh, cơ thể trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch còn kém, những ảnh hưởng tuy nhỏ cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, chính vì vậy mà mọi thực phẩm đưa vào cơ thể trẻ luôn luôn được các mẹ đặc biệt chú trọng. Lo lắng trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay, các mẹ loay hoay lựa chọn loại nước an toàn nhất để pha sữa cho con uống. Chỉ cần dạo qua các diễn đàn, hội, nhóm… xem các mẹ bàn luận thì cũng có rất nhiều phương án được lựa chọn: nước giếng khoan, nước máy đun sôi sôi để nguội, nước đóng chai, đóng bình, nước qua máy lọc nước…
Sản phẩm có thể bạn quan tâm
Với các gia đình sử dụng nước giếng khoan

Nước giếng khoan được bơm trực tiếp dưới lòng đất lên thường chứa rất nhiều các chất độc hại. Đối với loại nước này, các gia đình nên trang bị bể lọc thô bao gồm các lớp lọc như lớp sỏi (sỏi lớn, sỏi nhỏ), lớp cát lớn, lớp than hoạt tính, lớp cát sạch… và kèm theo giàn phun mưa. Sử dụng giải pháp này có thể lọc thô được các chất cặn bẩn, một số chất hữu cơ, khử mùi clo… chứ chưa lọc bỏ hết các chất độc hại, hay các kim loại nặng…

Còn nước máy là hình thức sử dụng phổ biến nhất nhưng để giảm thiểu rủi ro như nguồn nước khai thác bị ô nhiễm vì ngập lụt; do quy trình xử lý nước sinh hoạt chưa bảo đảm biện pháp duy trì hàm lượng clo dư, hoặc do đường ống bị vỡ, rò rỉ, các bố mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức nhất định để nhận diện nguồn nước bị nhiễm độc: ví dụ như: nước nhiễm clo có mùi hắc và nồng của clo, nước nhiễm hợp chất sắt, mangan sẽ có màu vàng, hay có rong rêu, hợp chất hữu cơ sẽ có màu xanh…. Tuy nhiên, hầu hết các nhất độc hại đều khó thể nhận biết bằng mắt thường nên để chắc chắn về nguồn nước nhà mình, các vị phụ huynh nên mang mẫu nước tới các phòng xét nghiệm kỹ thuật cao để phân tích như Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y Tế, Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam – Bộ Khoa học và công nghệ….

Với nước đun sôi, chỉ sử dụng trong 24 giờ để tránh tái nhiễm khuẩn.

Còn với nước đóng chai chỉ nên lựa chọn các hãng có uy tín tên tuổi, cung cấp được các kết quả kiểm định đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai (QCVN 6-1: 2010/BYT). Tuyệt đối không nên sử dụng các loại chai, bình nước không tên tuổi hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng….
  
Theo bác sĩ Trần Mạnh Hùng – Nguyên Trưởng ban 10-80 Bộ Y Tế một trong những giải pháp để có nguồn nước tốt nhất phục vụ cho trẻ em hàng ngày (uống, pha sữa, nấu bột...) chính là sử dụng nước đã qua quá trình lọc nước bằng máy lọc đạt tiêu chuẩn. Tuy vậy, máy lọc nước phải được giữ vệ sinh sạch sẽ và thay lõi lọc đúng thời hạn.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một loại nước suối thiên nhiên Shinano Yusui siêu mềm, siêu sạch, từ lúc lấy nguồn ở đỉnh núi Bắc Alps qua hệ thống lọc thông minh với công nghệ Nhật Bản, không có bất kì bàn tay con người chạm vào bình nước cho tới khi đến tay người sử dụng. Qua quá trình kiểm định chất lượng bằng các máy móc và phương pháp thử hiện đại nhất của Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia đã không phát hiện 25/26 chỉ tiêu bắt buộc trong Shinano Yusui, riêng chỉ tiêu hàm lượng Nitrate ở Shinano Yusui chỉ có 4,75 mg/l trong khi yêu cầu bắt buộc theo Qui chuẩn của Việt Nam là không cao hơn 50 mg/l, nghĩa là hàm lượng Nitrate trong Shinano Yusui thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam 10,5 lần. Nitrate (NO3) là một loại hợp chất không độc nhưng khi vào cơ thể, nitrat được chuyển hóa thành nitrit nhờ vi khuẩn đường ruột. ion này còn nguy hiểm hơn nitrat đối với sức khỏe con người. Do vậy, khi ăn uống nước có chứa nitrit thì cơ thể sẽ hấp thu nitrit. Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin (Hb) thành methemoglobin (MetHb) không có khả năng vận chuyển O2 và thán khí giống như hemoglobin.

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với loại hợp chất Nitrate do không có đủ enzyme trong máu để chuyển hóa methemoglobin trở lại thành hemoglobin. Trẻ em nhiễm độc bởi nitrit thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, cơ thể sẽ không thể làm tròn chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt. Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobinemia do hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ và thải nitrat ra khỏi cơ thể.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày