Tin thị trường

Không nguồn lợi nào đánh đổi được gần vạn người chết do tai nạn giao thông

451
Tỉ phú người Thái, ông chủ của Sabeco mất đến 1.300 tỉ chỉ sau 1 tuần Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực. Ngành bia sẽ đi xuống, tăng trưởng 2020 sẽ không đạt mức 2 con số. Nhưng trong một động thái khác, các bác sĩ “mừng rơn” vì tai nạn giao thông đã giảm ở mức “đáng kể”. Đến mức “cả tuần không có ca cấp cứu TNGT nào” vì ma men.
Sản phẩm có thể bạn quan tâm
Tỉ phú người Thái, ông chủ của Sabeco mất đến 1.300 tỉ chỉ sau 1 tuần Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực. Ngành bia sẽ đi xuống, tăng trưởng 2020 sẽ không đạt mức 2 con số. Nhưng trong một động thái khác, các bác sĩ “mừng rơn” vì tai nạn giao thông đã giảm ở mức “đáng kể”. Đến mức “cả tuần không có ca cấp cứu TNGT nào” vì ma men.

Những nhà hàng, những “thủ phủ” bia rượu trở nên vắng như chùa Bà Đanh là điều có thể nhìn thấy, có thể cảm nhận được sau khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, gắn kèm với mức xử phạt rất nghiêm khắc từ Nghị định 100.

Trên thị trường chứng khoán, Sabeco “dính đòn” nặng nhất. Cổ phiếu của thương hiệu bia này đã bốc hơi hơn 2.500 tỉ đồng giá trị vốn hóa với hơn 641,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Nắm quyền sở hữu 53,59% (tương đương 343,6 triệu cổ phần) ông chủ của Habeco, tỉ phú người Thái đã mất hơn 1.300 tỉ đồng.

Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI cũng đưa ra nhận định, do ảnh hưởng của luật, tăng trưởng sản lượng bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức 2 con số. Thậm chí, nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt có thể tăng hơn 65%, ngành sản xuất bia rượu sẽ còn lao dốc nữa.

Có thể, con số 55.000 tỉ đóng góp cho ngân sách của ngành bia rượu mỗi năm là cơ sở cho những lo lắng khi nền kinh tế, gần như chắc chắn, sẽ thất thu ít nhiều.

Nhưng ở đây, có những thiệt hại khác mà 55.000 tỉ hay 550.000 tỉ cũng không thể mua, không thể bù đắp được.

Đó là vấn nạn “cả sư đoàn” chết vì TNGT mỗi năm mà không ít trong số đó là hậu quả trực tiếp từ bia rượu. Đó là 79.000 người tử vong và hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị vì các bệnh liên quan đến rượu, bia mỗi năm. Ngay cả về mặt kinh tế nữa, 55.000 tỉ có thể bị suy giảm ấy liệu có hơn việc 4 tỉ USD mà người dân đổ vào bia mỗi năm.

55.000 tỉ ấy có đổi được danh hiệu đáng xấu xí “quán quân bia rượu của thế giới” với những con số xấu hổ: Mỗi người Việt trưởng thành tiêu thụ trung bình 8,3 lít cồn nguyên chất, tương đương 470 chai bia mỗi năm.

55.000 tỉ ấy có thấm tháp gì so với các chi phí mà nhà nước và người dân phải bỏ ra để giải quyết các hậu quả liên quan đến sức khỏe, thường gấp đôi so với chi phí trực tiếp.

Hạn chế tác hại của rượu bia bằng cách phạt nặng, điều đó chắc chắn sẽ mang tới cái được, cái lợi trừ phi mức phạt nặng trở thành miếng mồi cho những cá nhân hành pháp trục lợi. 

Theo Lê Thanh  Phong

Báo Lao động
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày