Đường HOÀNG DIỆU: Từ đường Trương Quốc Dụng đến đường Đặng Văn Ngữ.
1. Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 10 quận Phú Nhuận, từ đường Trương Quốc Dụng đến đường Đặng Văn Ngữ, dài khoảng 300 mét, lộ giới 16 mét.
2. Lịch sử: Trước là con hẻm. Từ năm 1955 được đặt tên đường Hoàng Diệu cho đến nay.
3. Tiểu sử: HOÀNG DIỆU (Mậu tí 1828 - Nhâm ngọ 1882)
Chí sĩ yêu nước, tự Quang Viền, hiệu Tĩnh Trai, quê làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Trước vốn tên Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu tí 1828, đỗ cử nhân khoa Mậu thân 1848 và phó bảng khoa Quí sửu 1853, lúc 25 tuổi.
Sơ bổ Tri huyện Tuy Phước (Binh Định), rồi thăng Tri phủ Tuy Viễn cũng trong tỉnh Bình Định. Sau đó ông phải giáng, đổi về Tri huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. ít lảu thăng Tri phú Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Nam Định, rồi Bố chính Bắc Ninh. Ông nổi tiếng công minh và thanh liêm. Suốt 30 năm làm quan nhiều nơi, cảnh nhà vẫn thanh bạch, nghèo túng.
Đến năm Đinh sửu 1877, ông về Huế làm Tham tri bộ Hình, qua Tham tri bộ Lại, coi viện Đô sát và dự vào viện Cơ mật. Năm sau, làm Tuần vũ Quảng Nam, rồi làm Tổng đốc An Tịnh. Chẳng bao lâu ông được triều đinh ủy nhiệm chức Phó toàn quyền Đại thần để hiệp thương với sứ bộ Y Pha Nho (Tây Ban Nha).
Năm Canh thin 1880, ông làm Tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức hàm Thượng thư bộ Binh, gồm coi cả việc thương chính.
Đầu năm Nhâm ngọ 1882, đại tá Pháp Henri Rivière đem quân ra cướp miền Bắc, lấy cớ bảo vệ sinh mạng và tài sản Pháp kiều. Ông bất binh, chuẩn bị đề phòng và sẵn sàng đối phó mọi bất trắc, đột biến do quân Pháp âm mưu gây ra.
Quả nhiên, lúc 5 giờ ngày 8 tháng 3 Nhâm ngọ (25 tháng 4 -1882) Henri Rivière sai thông dịch viên tên Phong đưa tối hậu thơ, yêu cầu ông giao thành cho chúng.
Ông tiếp tối hậu thư, phẫn uất sai ngay Tôn Thất Bá đi điều đình. Nhưng không đợi trả lời, lúc 8 giờ 15 Henri Rivière tấn công với số quân 450 người và một ít thân binh, có 4 tàu chiến yểm hộ: La Fanfare, La Massue, La Hache, La Surprise (tàu này không kịp tới, vi mắc cạn dọc đường Hải Phòng đi Hà Nội).
Trước hỏa lực của quân cướp nước, Hoàng Diệu quyết liệt đối phó. Ông chỉ huy quân sĩ chống cự ở cửa Bắc. Trong khi ấy Tôn Thất Bá chạy trốn vào làng Mọc (Nhân Mục) ở phía Đông Nam Hà Nội theo giặc.
Một lát sau, kho thuốc súng trong thành nổ, do Pháp thuê Việt gian đốt.
Bố chính Nguyên Văn Tuyển, Đề đốc Lê Văn Trinh và các lãnh binh bỏ thành chạy, còn Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng trốn trong hành cung.
Một minh Hoàng Diệu vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hường dưong 50 tuổi.
Thông tin về đường Hoàng Diệu được cập nhật từ cuốn "
Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh" Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất.
Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên.
Hy vọng thông qua tập sách mỏng này các bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của từng con đường và đặc biệt là con đường mà ngôi nhà của chúng ta đang tọa lạc.
Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
1027 Trang