Tin thị trường

Lịch sử về tên đường Lê Văn Sĩ Quận 3

6457
Đường LÊ VĂN SỸ: Từ cầu Lê Văn Sĩ đến Lăng Cha Cả (cũ), (Hoàng Văn Thụ mới).

1.    Vị trí: Đường nằm trên địa bàn quận 3, các phường 10, 11, 13, 14 quận Phú Nhuận và chung với quận Tân Binh, từ cầu Lê Văn Sĩ đến Lăng Cha Cả, dài khoảng 2268 mét, lộ giới 30 mét, qua ngã ba Trần Văn Đang, đường ray xe lửa (cổng số 6), ngã tư Huỳnh Văn Bánh, Đặng Văn Ngữ (trên địa bàn quận Phú Nhuận).

2.    Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Ekyaud des Vergnes, nhưng kéo dài tới đường Võ Văn Tần. Năm 1955 đổi là đường Trương Minh Giảng, sau cắt đoạn từ ranh giới tỉnh Gia Định (Phú Nhuận giáp quận 3) thành đường riêng đặt tên đường Trương Minh Ký. Ngày 14 - 8 - 1975 nhập hai đường làm một và đổi tên là đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngày 4 - 4 - 1985 cắt đoạn trên đây thành đường riêng và đặt tên đường Lê Văn Sĩ.

3.    Tiểu sử: LÊ VĂN SĨ (Canh tuất 1910-Mậu tí 1948)

Liệt sĩ hiện đại, chính tên là Võ Sĩ, quê ở thôn Minh Tân, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngai.
Ông nhiệt tình yêu nước, từ năm 1927 đã tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chi hội, tích cực hoạt động phát triển Hội ở quê nhà. Tháng 10 - 1929, ông bị bắt giam ở nhà Quảng Ngãi, rồi đưa đi Qui Nhơn, Kontum, tháng 10 -1931 được trả tự do, ông vẫn hoạt động như trước, địch lại bắt ông trong năm 1932 đầy lên Lao Bảo, rồi đưa ra Côn Lôn một lượt với vỏ Thúc Đồng, Hà Thế Hanh vào tháng 6 -1935.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông được rước từ Côn Đảo về, hoạt động ở miền Nam trong xứ ủy Nam bộ. Đầu tháng 12 -1945 ông được Xứ ủy chỉ định làm Chính ủy Quân khu 8. Khu bộ trưởng là Đào Văn Trường. Khi giặc Pháp chiếm thị xã Sa Đéc, ông theo lực lượng vũ trang xuống khu 9. ít lâu ông ra miền Trung rồi cùng Quàn Trọng Linh.ra Hà Nội khoảng cuối năm 1946. Đầu nàm 1947, ông cùng Lê Duẩn trở vào Nam, đến tháng 5, ông được chỉ định làm Bí thư thành ủy Sài Gòn.
Đến tháng 10 - 1948, trong một cuộc càn quét lớn của địch vào vùng Láng Le, Vườn Thơm (căn cứ của thành ủy), ông hi sinh tại đấy, hường dưong 38 tuổi.

Thông tin về đường Lê Văn Sĩ được cập nhật từ cuốn "Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh" Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất. 

Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên. 

Hy vọng thông qua tập sách mỏng này các bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của từng con đường và đặc biệt là con đường mà ngôi nhà của chúng ta đang tọa lạc.

Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
1027 Trang
Sản phẩm có thể bạn quan tâm

THỜI GIAN GIAO HÀNG VÀ LÀM VIỆC:
Làm việc bắt đầu từ 8h đến 18h00 mỗi ngày, Chủ Nhật làm buổi sáng
Thời gian giao hàng chậm nhất trong vòng 2h (giờ) kề từ lúc đặt hàng
Đơn hàng 03 bình/thùng trở lên giao hàng miễn phí
Đơn hàng dưới 3 bình + phí giao hàng 25.000đ/lần

PHÍ ĐẶT CỌC VỎ BÌNH:
Chưa có vỏ bình tiền thế chân vỏ bình 50.000đ/vỏ bình
Lưu ý: Các vỏ nước có thương hiệu được iWater đổi bù
LaVie, ion Life, Bidrico, Vĩnh Hảo, Vihawa, Top, Satori, Miocen

PHÍ PHỤ THU VÁC LẦU THANG BỘ:
Phí vác lầu 1 và lầu 2 là 2.000đ/bình/lầu
Phí vác lầu 3 là 8,000đ/bình
Phí vác lầu 4 là 12,000đ/bình
Chúng tôi không nhận vác lầu cao hơn

PHÍ THU HỒI VỎ BÌNH:
1- Mang tới các điểm kho của iWater trả nhận đủ tiền thế chân vỏ bình
2- iWater xuống thu hồi vỏ phí thu hồi là 30.000đ/lần (dưới 10 vỏ)
3- Số vỏ nhiều hơn 10 vỏ xin vui lòng liên hệ

Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày
Không tìm thấy bài viết