Đường TRƯƠNG QUỐC DỤNG: Từ đường Hoàng Văn Thụ đến đường Trần Hữu Trang.
1. Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 8, 10 quận Phú Nhuận, từ đường Hoàng Văn Thụ đến đường Trần Hữu Trang, dài khoảng 500 mét, lộ giới 16 mét, qua ngă tư Nguyễn Trọng Tuyển, Nguyễn Văn Trỗi, ngă ba Hoàng Diệu.
2. Lịch sử: Lúc đầu gọi là hẻm Trần Tấn Nhứt. Từ năm 1955 được đặt tên đường Trương Quốc Dung cho đến nay. (lâu nay chữ Dụng, viết sót dấu thành Trương Quốc Dung, nay sửa lại cho đúng lù Trương Quốc Dụng).
3. Tiểu sử: TRƯƠNG QUỐC DỤNG (Đinh tị 1797-Giáp tí 1864)
Danh sĩ đời Minh Mạng, tên cũ là Khánh, tự Dĩ Hành, hiệu Nhu Trung, con ông Trương Quốc Bảo. Quê xâ Phong Phú, huyện Thạch Hà, tinh Hà lình.
Năm Át dậu 1825, ông đỗ cử nhân, năm Kỉ sửu 1829 đỗ tiến sĩ, từng làm Tri phú Tân Binh (Gia Định) rồi được về kinh làm Lang trung bộ Hình. ít lâu, bị càch chức và phải làm hiệu lực ở bộ Lại. Đến năm Quí tị 1833 lại phải nhập ngũ đi đánh quân Lẻ Văn Khôi, dưới quyền Tham tán Trương Minh Giảng. Khi về được thăng làm Án sát Quảng Ngãi (1837), Án sát Hưng Yên (1840). Năm Tân sửu 1841, về triều làm Tả thị lang bộ Lẻ, rồi trải qua bộ Lại, bộ Hình, bộ Công, được thăng đến Thượng thư bộ Hình.
Trong khi làm quan, ông nổi tiếng là người liêm chinh ngay thẳng không xu phụ kẻ có quyển.
Năm Giáp tí 1864, ông sung chức Hiệp thống, đi đành nhóm quân của Tạ Văn Phụng ở Quảng Yên, chết trận tại đấy, thọ 67 tuổi.
Sau khi mất được tặng hàm Đông các đại học sĩ, thụy Văn Nghị.
Các tác phẩm của ông:
- Công hạ kỉ văn
- Nhu Trung thi văn tập
- Thoái thực,kí văn
- Văn qui tân thề.
Thông tin về đường Trương Quốc Dụng được cập nhật từ cuốn "
Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh" Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất.
Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên.
Hy vọng thông qua tập sách mỏng này các bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của từng con đường và đặc biệt là con đường mà ngôi nhà của chúng ta đang tọa lạc.
Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
1027 Trang